Biểu hiện thoái hóa cột sống cổ là thoái hóa sụn khớp và đĩa đệm cột sống, xảy ra thay đổi ở phần xương dưới sụn cùng màng hoạt dịch.
Bạn đang xem: Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em và người cao tuổi khi bị bệnh thoái hóa đốt sống
Menu xem nhanh:
12. Biểu hiện thoái hóa cột sống cổ thường gặp3.Cách điều trị dứt điểm biểu hiện thoái hóa cột sống cổ4.Cách phòng bệnh thoái hóa cột sống cổ hiệu quả
1.Tóm tắt bệnh thoái hóa cột sống cổ
Thoái hóa cột sống cổ là bệnh về xương khớp. Biểu hiện thoái hóa cột sống cổ thường thấy là hiện tượng đau khớp ở các diện đốt sống, đĩa đệm đốt tới các bao hoạt dịch, dây chằng về sau xuất hiện hiện tượng thoái hóa các đốt sống, đau nhức vùng cổ, đặc biệt khi vận động vùng cổ.
Đau mỏi cổ thường xuyên là biểu hiện thoái hóa cột sống cổ
Hầu hết người mắc bệnh thoái hóa cột sống cổ ở nhóm người cao tuổi. Tuy nhiên, những năm gần đây, bệnh phổ biến ở cả nhóm người trẻ tuổi. Do tính chất công việc, ngồi nhiều, ít vận động, người trẻ tuổi cũng dễ mắc bệnh thoái hóa cột sống cổ.
Thoái hóa cột sống cổ gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày, ảnh hưởng đến công việc và làm mất thời gian của nhiều người.
Thoái hóa cột sống cổ là bệnh lý mạn tính khá phổ biến hiện nay. Bệnh này tiến triển chậm, tuy nhiên không thể chủ quan mà cần điều trị sớm để đạt hiệu quả tốt. Bệnh có thể gặp thoái hóa ở bất kỳ đốt sống nào, trong đó đoạn C5-C6-C7 là thường gặp nhất.
2. Biểu hiện thoái hóa cột sống cổ thường gặp
Hầu hết người bị thoái hóa cột sống cổ không có biểu hiện rõ ràng. Nếu mắc bệnh thoái hóa cột sống cổ, các triệu chứng có thể phát triển dần dần từ nhẹ đến nặng, do vậy nhiều người không phát hiện bệnh kịp thời. Tuy nhiên đôi khi cơn đau xảy ra đột ngột khi bạn vận động, làm ngắt quãng công việc, khiến người bệnh vô cùng khó chịu.
2.1. Triệu chứng phổ biến
Những cơn đau xung quanh xương bả vai, dọc theo cánh tay và ngón tay. Tình trạng đau nhức tăng lên khi bạn đứng, ngồi, hắt hơi, ho khan, ngửa cổ về phía sau… Bên cạnh đó, yếu cơ cũng là một biểu hiện thoái hóa cột sống cổ phổ biến. Yếu cơ khiến bạn khó nhấc cánh tay hoặc cầm đồ vật một cách chắc chắn.
2.2. Đau khi thực hiện các động tác vận động ở cổ
Khi vận động, cơn đau bắt đầu ở cổ lan ra gáy, tai. Nhiều khi, cơn đau lan lên đầu, gây nhức đầu ở vùng chẩm, vùng trán. Đôi khi cơn đau từ gáy lan xuống bả vai và cánh tay. Một số trường hợp làm cánh tay mất cảm giác, đôi khi bị tê liệt.

Ngồi làm việc máy tính lâu dễ gây mỏi cổ, thoái hóa cổ
Khi thay đổi thời tiết, kết hợp với việc nằm sai tư thế vào ban đêm có thể gây cứng cổ, vẹo cổ sáng hôm sau. Các cơn đau ê ẩm cả mảng đầu, đau liên tục cả bên trái và bên phải. Lúc này, khi ho hoặc hắt xì, người bệnh càng thêm đau. Nếu muốn quay cổ thì phải xoay cả người.
2.3. Dấu hiệu Lhermitte
Đây là biểu hiện của bệnh thoái hóa đốt sống cổ đa xơ cứng hay còn có tên khác là hiện tượng ghế thợ cắt tóc. Người bệnh sẽ có cảm giác như có luồng điện đi từ cổ xuống xương sống, thậm chí lan dần cả hai tay, hai chân, ngón tay và ngón chân. Khi cúi cổ về phía trước, triệu chứng này càng mạnh hơn, gây khó chịu cho người bệnh.
3.Cách điều trị dứt điểm biểu hiện thoái hóa cột sống cổ
3.1. Điều trị bằng thuốc
Đầu tiên, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị bằng một số loại thuốc giúp làm giảm các cơn đau của bệnh nhân. Trong đó có, thuốc giãn cơ, thuốc giảm đau, thuốc chống viêm không steroid (NSAID)… Điều trị bằng thuốc được bác sĩ chỉ định khi người bệnh ở giai đoạn đầu thoái hóa, chưa cần can thiệp các phương án ngoại khoa.

Khi có biểu hiện thoái hóa cột sống cổ cần đi khám ngay
3.2. Phẫu thuật
Nếu tình trạng ở giai đoạn nghiêm trọng không thể điều trị bằng thuốc, phẫu thuật là phương án để bảo vệ cột sống cổ. Thông qua phương pháp này, người bệnh loại bỏ các gai xương, đĩa đệm thoát vị, từ đó giảm áp lực cho tủy sống cũng như các dây thần kinh.
3.3. Vật lý trị liệu
Những năm gần đây, vật lý trị liệu là phương pháp điều trị các vấn đề về cơ, xương khớp mà người bệnh được yêu cầu thực hiện. Các bài tập giúp giảm đau mà không cần dùng thuốc, cải thiện khả năng vận động, hỗ sự cân bằng và ngăn ngừa nguy cơ tàn tật…
4.Cách phòng bệnh thoái hóa cột sống cổ hiệu quả
4.1. Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, đủ dưỡng chất
Chế độ dinh dưỡng giúp duy trì sức khỏe và cơ xương khớp cho cơ thể dẻo dai. Đây là biện pháp quan trọng giúp ngăn ngừa thoái hóa cột sống cổ.
Chế độ dinh dưỡng tốt cho xương khớp cần chú trọng vào các thực phẩm giàu dinh dưỡng. Nên ăn đủ các chất như vitamin D, canxi, omega-3, glucosamine… Các chất này giúp xương chắc khỏe, ngăn ngừa phá hủy sụn khớp.
Đặc biệt cần tăng cường ăn các loại rau củ quả, trái cây để cung cấp Vitamin C giúp sản sinh chất chống oxy hóa cho cơ thể. Bên cạnh đó, các chất dinh dưỡng còn chống viêm, tăng sức đề kháng.
Ngoài ra, cần hạn chế ăn quá nhiều các loại thịt đỏ, đồ cay nóng, thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ uống có cồn, có ga…
4.2. Áp dụng chế độ, tư thế làm việc, sinh hoạt phù hợp
Từ tư thế học tập, làm việc cho đến tư thế ăn uống, ngủ nghỉ, lao động chân tay… đều cần điều chỉnh sao cho đúng chuẩn, tránh gây ra hiện tượng đau nhức.
Tư thế khi đứng, ngồi cần thẳng lưng, không cong vẹo. Thực hiện đúng chuẩn giúp bạn có tư thế làm việc, học tập thoải mái, không đau mỏi.
Khi làm các công việc lao động chân tay, bạn nên dùng công cụ hỗ trợ hoặc kết hợp sức lực của nhiều người để cùng hoàn thành công việc. Tránh làm việc quá sức, trọng tải lớn làm tổn thương xương khớp, cột sống cổ.
Đối với người làm việc văn phòng, cần thư giãn gân cốt thường xuyên để các cơ được co giãn. Vận động đi lại, tập thể dục sau khoảng 1 tiếng làm việc, xoa bóp các xương khớp giúp bạn tránh được những tác động xấu do ngồi một chỗ quá lâu.
Đồng thời, hãy đảm bảo duy trì giấc ngủ từ 7 – 8 tiếng mỗi ngày. Không nên thức khuya, hạn chế suy nghĩ căng thẳng vào ban đêm.
4.3. Tăng cường thể dục thể thao duy trì sức khỏe
Tập luyện thể dục thể thao giúp tăng cường sức khỏe, tạo độ bền chắc cho xương khớp. Do vậy, bạn nên thực hiện các bài tập hằng ngày để chăm sóc sức khỏe. Tập luyện thể thao giúp xương khớp chắc khỏe, cơ săn chắc, tạo sự dẻo dai và làm chậm quá trình lão hóa.
Trên đây là một số biểu hiện thoái hóa cột sống cổ và cách phòng bệnh đơn giản. Nếu gặp phải tình trạng đau nhức cột sống cổ liên tục, bạn cần đi khám để bác sĩ theo dõi, chẩn đoán và điều trị kịp thời nhé.
Lựa chọn gối nằm, cách nằm gối và tư thế nằm không đúng là một trong các yếu tố ảnh hưởng, góp phần gây nên bệnhthoái hóa đốt sống cổ. Vì thế, chọn đúng loại gối nằm chuyên dụng sẽ rất tốt cho việc phòng ngừa, hỗ trợđiều trị thoái hóa đốt sống cổ.

Sử dụng gối nằm cho người thoái hóa đốt sống cổ đem lại cảm giác thoải mái khi ngủ
Gối nằm cho người thoái hóa đốt sống cổkhi được chọn và sử dụng đúng sẽ mang lại rất nhiều lợi ích:
- Cải thiện triệu chứng đau nhức, mang lại cảm giác thư giãn cho người bệnh.
- Tạo tư thế nằm thoải mái, giúp lưu thông máu tốt hơn, nâng cao chất lượng giấc ngủ nên tinh thần thêm phấn chấn, sức khỏe được cải thiện.
- Vùng đầu và cổ được cố định trong khi ngủ nên lúc thức dậy sẽ tránh được tình trạng đau và vẹo cổ.
Những lợi ích này chỉ có được khi biết lựa chọn và sử dụng gối nằm chuyên dụng đúng cách. Ngược lại, chọn và dùng không đúng sẽ làm đau mỏi cột sống, chèn ép dây thần kinh, cản trở quá trình lưu thông máu đến não. Đặc biệt, chọn gối quá mềm sẽ làm cho đầu bị lún sâu xuống và ảnh hưởng đến cổ, tăng mức độ trầm trọng của bệnh thoái hóa.
2. Các loại gối nằm cho người thoái hóa đốt sống cổ nên sử dụng
Hiện có rất nhiều loạigối nằm cho người thoái hóa đốt sống cổđược bán trên thị trường, nhưng các dạng gối sau đây được chuyên gia gợi ý sử dụng vì tác dụng hỗ trợ điều trị và giảm đau thoái hóa đốt sống cổ mà nó mang lại:
2.1. Gối bằng cao su non
Cao su non là chất liệu có độ đàn hồi cao nên dễ dàng thích nghi với đường cong cơ thể, nâng đỡ tốt cho cột sống cổ. Không những thế, đây còn là chất liệu ít bị biến dạng, có độ êm ái nhất định nên mang lại cảm giác êm ái khi sử dụng. Hầu hết các loại gối cao su non đều thiết kế có lỗ nhỏ đều trên bề mặt nên không gây bí bách khi nằm.
Xem thêm: Những lưu ý khi chăm sóc sức khỏe cho trẻ em và người cao tuổi trong mùa hè

Gối bằng chất liệu cao su non với lỗ thoáng khí được nhiều người bị thoái hóa đốt sống cổ sử dụng
Các loại gối cao su non hỗ trợ điều trị thoái hóa đốt sống gồm:
- Gối chữ U: giúp nâng đỡ và bảo vệ cột sống cổ, đẩy lùi triệu chứng tê mỏi và đau nhức.
- Gối lượn sóng: thiết kế hình gợn sóng để bảo vệ đầu và đem lại cảm giác thoải mái khi nằm.
2.2. Gối than hoạt tính
Đây là dạng gối nằm cho ngườithoái hóa đốt sống cổđược làm từ sự kết hợp giữa than hoạt tính và cao su non để cải thiện độ đàn hồi và tăng cảm giác thoải mái khi nằm. Mặt khác, ion dương trong than hoạt tính còn cải thiện tuần hoàn máu tốt hơn nên vừa mang lại giấc ngủ ngon vừa tăng hiệu quả điều trị.
2.3. Gối hồng ngoại
Gối hồng ngoại thiết kế dành riêng cho bệnh nhân thoái hóa đốt sống cổ nên là một dạng gối chuyên dụng để hỗ trợ điều trị bệnh cột sống. Chất liệu gối được làm từ nhựa hoặc cao su, bên trong có hạt massage. Dưới chức năng của tia hồng ngoại, những hạt massage này sẽ tăng cường trao đổi chất và lưu thông tuần hoàn máu, nhờ đó mà tạo cảm giác thư giãn, giải tỏamệt mỏivà giảm đau hiệu quả.
3. Tư thế nằm và vị trí đặt gối nằm cho người thoái hóa đốt sống cổ
3.1. Tư thế nằm tốt cho đốt sống cổ
Bên cạnh việc chọn được loạigối nằm cho người thoái hóa đốt sống cổphù hợp thì người mắc bệnh lý này cũng nên có tư thế nằm đúng để cải thiện hiệu quả chữa trị:

Gợi ý tư thế nằm cho bệnh nhân thoái hóa đốt sống cổ
- Nằm ngửa: nếu bị đau dây thần kinh tọa và thoái hóa đốt sống cổ thì ngoài dùng gối cho vùng đầu cổ thì cần đặt ở dưới đầu gối và dưới thắt lưng mỗi vùng một chiếc gối mỏng để giảm bớt áp lực cho cột sống.
- Nằm nghiêng: đây là tư thế thích hợp nhất, người bệnh cần kê một gối ở dưới của thắt lưng và kẹp thêm một gối ở giữa 2 chân để cố định được tư thế ngủ.
- Nằm sấp: tuyệt đối không nên nằm vì cột sống cổ và nội tạng sẽ bị chèn ép gâyđau bụng,khó thở.
3.2. Vị trí đặt gối nằm khi bị thoái hóa đốt sống cổ
Đối với người dùng gối chuyên dụng cho bệnh nhân thoái hóa đốt sống cổ, lựa chọn vị trí đặt gối cũng rất quan trọng. Vị trí tốt nhất là vùng da ngay dưới gáy và đặt làm sao để tạo ra được độ nghiêng vừa phải cho phần đầu và cổ.
Không được đặt gối ở sát hai vai vì nó khiến cho vai bị cao hơn hẳn so với tư thế mà người bệnh đang nằm, gây mất cân bằng từ đó dẫn đến cảm giác khó chịu, giấc ngủ kém chất lượng
3.3. Một vài lưu ý khi bị thoái hóa đốt sống cổ
Tạo thói quen tốt với tư thế nằm đúng rất cần cho ngườibị thoái hóa đốt sống cổ. Vì thế, khi đi ngủ, người bệnh nên chú ý:
- Nằm đệm có độ đàn hồi và co giãn vừa phải để tránh bị nhức mỏi cột sống.
- Trước khi ngủ có thể tắm nước ấm để cải thiện lưu thông khí huyết, giúp giấc ngủ dễ đến và sâu giấc hơn, cơn đau nhức cũng được giảm bớt.
- Khi thức giấc không nên thay đổi tư thế đột ngột, không ngồi bật dậy ngay để tránh gây hại cho cột sống.
- Tích cực vận động và tập luyện nhẹ nhàng kết hợp với bài tậpvật lý trị liệudành cho thoái hóa đốt sống cổ.
Chọn được đúng loại gối nằm phù hợp sẽ rất tốt cho bệnh nhân thoái hóa đốt sống cổ nhưng người bệnh cũng cần thay đổi thói quen vận động hàng ngày kết hợp thực hiện bài tập thể dục cho vùng đầu cổ và cải thiện dinh dưỡng cho xương khớp và tuân thủ điều trị của bác sĩ thì mới kiểm soát tốt bệnh lý này.
Mong rằng những chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn đọc có thêm thông tin tham khảo để chọn được loạigối nằm cho người thoái hóa đốt sống cổ, giúp chấm dứt được cảm giác đau đớn và có được giấc ngủ thực sự chất lượng.