Viêm gan C là bệnh lý về gan thường gặp, có khả năng tiến triển xơ gan, ung thư gan nếu không được điều trị tích cực. Hiện nay, vẫn chưa có vắc-xin phòng ngừa viêm gan C. Do vậy, cách phòng tránh viêm gan C tốt nhất là chặn đứng con đường lây truyền virus, không dùng chung kim tiêm, dao cạo râu, bàn chải răng, đồ cắt tóc, hoặc dũa móng tay… với người bệnh. Bạn đang xem: Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em và người cao tuổi khi bị bệnh viêm gan C
Menu xem nhanh:
11. Viêm gan C là gì?2. Con đường lây nhiễm viêm gan C3. Các yếu tố nguy cơ tăng cường khả năng lây nhiễm HCV3. Biến chứng của viêm gan C4. Cách phòng tránh viêm gan C hiệu quả4.1. Thay đổi thói quen – lối sống phòng tránh viêm gan C4.2. Phòng tránh viêm gan C biến chứng (phòng ngừa thứ cấp)
1. Viêm gan C là gì?
Viêm gan C là bệnh viêm gan do virus viêm gan C (HCV) gây ra. Nhiễm trùng lây lan khi virus xâm nhập vào máu của người không bị nhiễm bệnh.Viêm gan C tiến triển rất thầm lặng và không có dấu hiệu rõ ràng nên nhiều người chủ quan. Đa số các trường hợp viêm gan C thường là vô tình phát hiện khi làm xét nghiệm máu. Sau khi bị nhiễm virus viêm gan C, thời gian ủ bệnh thường kéo dài 2 – 26 tuần.
Giai đoạn đầu gọi là nhiễm bệnh cấp tính, giai đoạn này thường chấm dứt sau 2 – 12 tuần. Một số ít bệnh nhân có biểu hiện mệt mỏi, chán ăn, có thể có vàng da, vàng mắt, nước tiểu sậm màu… Viêm gan C không được điều trị có thể tiến triển mạn tính, gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Một số người bệnh viêm gan C có biểu hiện mệt mỏi, chán ăn, vàng da, vàng mắt, nước tiểu sậm màu…
2. Con đường lây nhiễm viêm gan C
Nắm được con đường lây nhiễm HCV giúp bạn rút ra được cách phòng tránh viêm gan C hiệu quả. Bệnh viêm gan C dễ lây nhất qua đường truyền máu. Con đường lây nhiễm viêm gan C qua đường máu thường là:
– Truyền máu không qua sàng lọc, nhận máu hoặc chế phẩm máu từ người nhiễm virus viêm gan C.
– Tiêm chích ma túy thông qua việc dùng chung kim tiêm;
– Tái sử dụng các thiết bị y tế đặc biệt là ống tiêm và kim tiêm mà không khử trùng đúng cách.
Viêm gan C cũng có thể lây truyền qua đường tình dục: Người không có miễn dịch HCV khi quan hệ tình dục (khác giới và kể cả đồng giới) không có bảo vệ với bạn tình mắc bệnh có nguy cơ nhiễm bệnh cao khi chảy máu, trầy xước.
HCV cũng có thể lây truyền từ người mẹ sang con nhưng với tỷ lệ thấp, khoảng trên dưới 5%.
Viêm gan C không lây lan qua sữa mẹ, thức ăn, nước hoặc tiếp xúc thông thường như ôm, hôn và chia sẻ thức ăn hoặc đồ uống với người bị nhiễm bệnh.
3. Các yếu tố nguy cơ tăng cường khả năng lây nhiễm HCV
Nguy cơ nhiễm viêm gan C tăng lên đối với những nhóm đối tượng sau đây:
– Nhân viên chăm sóc sức khỏe thường xuyên tiếp xúc với máu bị nhiễm bệnh mà không có biện pháp bảo vệ.
– Người đã từng tiêm chích ma túy.
– Người bị nhiễm HIV.
– Người xăm hình, xỏ khuyên… bằng dụng cụ không được khử trùng đúng cách.
– Người được truyền máu hoặc ghép tạng mà máu không được kiểm tra trước.
– Người bị bệnh đông máu.
– Người điều trị chạy thận nhân tạo trong một thời gian dài.
– Trẻ sơ sinh có người mẹ bị nhiễm viêm gan C.
– Người cao tuổi (từ 55 – 75 tuổi)có tỷ lệ mắc bệnh viêm gan C cao.

Virus viêm gan C lây truyền chủ yếu qua đường máu
3. Biến chứng của viêm gan C
Viêm gan C khi đã tiến triển mạn tính có thể làm suy giảm chức năng gan, gây ra các biến chứng nguy hiểm như:
– Phù chân, chướng bụng và có thể dẫn đến nhiễm trùng nghiêm trọng.
– Giãn vỡ mạch máu thực quản hoặc dạ dày, gây xuất huyết trong cần cấp cứu ngay lập tức.
– Sưng lá lách gây giảm bạch cầu hoặc tiểu cầu
– Sỏi mật.
– Nhạy cảm hơn với thuốc vì chức năng lọc máu của gan bị suy giảm.
– Kháng insulin nội tiết tố dẫn đến bệnh tiểu đường type II.
– Suy thận và phổi.
– Xơ gan, suy gan.
– Não gan: Suy giảm trí tuệ có thể dẫn đến hôn mê.
– Ung thư gan: Một số ít người bị nhiễm viêm gan C có thể bị ung thư gan.
4. Cách phòng tránh viêm gan C hiệu quả
Đến nay, chưa có thuốc để tiêu diệt được virus viêm gan C, chỉ có thuốc ức chế virus để cơ thể dần thải loại virus. Tùy từng trường hợp mà bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc khác nhau. Thời gian dùng thuốc thường từ 3 – 6 tháng. Lưu ý: không tự ý dùng thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ.
Bạn cần phòng ngừa lây nhiễm viêm gan C bằng cách:
4.1. Thay đổi thói quen – lối sống phòng tránh viêm gan C
– Không dùng chung kim tiêm hay những vật dụng tương tự (như xăm mình, tiêm chích thuốc, kim châm cứu…).
– Quan hệ tình dục có bảo vệ, tránh những hành vi tình dục có nguy cơ cao gây chảy máu.
– Làm sạch vết máu (dùng găng cao su và chất khử trùng).
Xem thêm: Hướng dẫn cách lắp đặt vòi tắm hoa sen cho nhà tắm đơn giản, nhanh chóng
– Tránh sử dụng chung những vật dụng vệ sinh cá nhân (bàn chải đánh răng, dao cạo, cắt móng tay).
– Xử lý an toàn và xử lý vật sắc nhọn và chất thải.
– Cán bộ y tế cần được đào tạo để đảm bảo an toàn cho bản thân cũng như người bệnh trong quá trình chăm sóc sức khỏe.
– Duy trì chế độ ăn uống cân bằng, đầy đủ dinh dưỡng, tăng cường vận động, cẩn trọng khi dùng thuốc, tránh uống rượu nhằm tăng sức đề kháng cho cơ thể và lá gan.

Không dùng chung kim tiêm, dao cạo râu, bàn chải răng,… với người bệnh viêm gan C
4.2. Phòng tránh viêm gan C biến chứng (phòng ngừa thứ cấp)
Để ngăn ngừa các biến chứng ở những người đã nhiễm virus viêm gan C, WHO khuyến cáo:
– Người bệnh cần được tư vấn về các lựa chọn chăm sóc và điều trị.
– Chủng ngừa bằng vắc-xin viêm gan A và B để ngăn ngừa bội nhiễm, đồng nhiễm các virus viêm gan này và nhằm bảo vệ gan.
– Sàng lọc, chăm sóc và điều trị cho những người bị nhiễm viêm gan C. Kiểm tra gan sớm, thường xuyên và điều trị phù hợp bao gồm điều trị bằng thuốc kháng virus. Người bệnh cần được theo dõi sát sao để chẩn đoán sớm bệnh gan mạn tính.
Hiện nay không có vắc-xin chống lại virus viêm gan C. Do đó, phòng tránh viêm gan C phụ thuộc vào việc giảm nguy cơ lây truyền virus HCV. Qua bài viết trên đây, hy vọng bạn đọc đã rút ra được các biện pháp bảo vệ bản thân hiệu quả trước sự tấn công của loại virus viêm gan này. Bên cạnh đó, hãy thăm khám gan mật định kỳ để sàng lọc hiệu quả các bệnh lý, bất thường về gan trong đó có viêm gan C.
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Phạm Thị Yến - Khoa sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế cogioivathuyloi.edu.vn Hải Phòng. Bác sĩ đã trên 10 năm kinh nghiệm khám và điều trị trong lĩnh vực Sản Phụ khoa.
Viêm gan B và viêm gan C là hai bệnh rất thường gặp, nhưng khó phát hiện qua triệu chứng mà chủ yếu dựa trên kết quả xét nghiệm cận lâm sàng. Bà bầu bị viêm gan nếu không được điều trị kịp thời sẽ có nguy cơ lây truyền sang thai nhi và gây ra những hậu quả đáng tiếc.
Viêm gan B và viêm gan C là hai bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng ảnh hưởng đến gan, gây ra bởi virus. Cả hai đều có khả năng lây nhiễm và có nguy cơ dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng, lâu dài.
Bà bầu bị viêm gan không chỉ đối mặt với những triệu chứng của viêm gan, mà còn có thể truyền virus sang cho em bé. Nhiều phụ nữ mang thai thậm chí không hề biết rằng họ đang bị nhiễm bệnh vì tình trạng nhiễm trùng đôi khi không gây ra dấu hiệu hay triệu chứng gì.
Vi rút viêm gan B lây nhiễm trực tiếp qua chất dịch cơ thể (như máu, tinh dịch hoặc dịch âm đạo) của người bị nhiễm bệnh. Khả năng lây nhiễm thường xảy ra khi quan hệ tình dục không an toàn hoặc khi dùng chung kim tiêm. Đối với mẹ bầu bị viêm gan B, em bé có thể bị nhiễm bệnh khi sinh. Vi rút viêm gan B cũng có khả năng lây lan nếu bạn sống với người bị nhiễm bệnh và dùng chung những món đồ gia dụng mà có tiếp xúc với chất dịch cơ thể, như bàn chải đánh răng hoặc dao cạo râu. Viêm gan B không thể lây lan qua việc tiếp xúc thông thường với người và vật. Viêm gan B không lây cho con khi người mẹ cho con bú.
Triệu chứng do nhiễm vi rút viêm gan B có thể là cấp tính hoặc mãn tính. Nhiễm viêm gan B cấp tính chỉ xảy ra ngắn hạn trong 6 tháng đầu sau khi nhiễm bệnh. Các triệu chứng cấp tính của viêm gan B thường hay gặp, bao gồm:
Mệt mỏiĂn không ngon
Buồn nôn và ói mửa
Vàng da (tình trạng màu da và vùng kết mạc mắt trở nên vàng nhẹ khác thường)Đau bụng
Đau ở cơ và khớp
Bà bầu bị viêm gan B thường khó nhận ra các triệu chứng vì chúng khá giống với những biến đổi tự nhiên trong thai kỳ. Nhiễm trùng thường tự hết hoàn toàn trong vài tuần mà không cần điều trị. Bệnh nhân nhiễm viêm gan B khi đã khỏi bệnh sẽ trở nên miễn nhiễm với nó, tức là họ không thể bị viêm gan B lần thứ hai.
Tuy nhiên, một số ít bệnh nhân, bao gồm người lớn và kể cả trẻ em dưới 5 tuổi bị nhiễm viêm gan B không bao giờ khỏi bệnh. Hiện tượng này được gọi là nhiễm viêm gan B mãn tính. Những bệnh nhân này luôn tồn tại virus viêm gan B trong người cho đến cuối đời. Họ được xem là những người mang mầm bệnh. Hầu hết các trường hợp viêm gan B mãn tính không có bất kỳ triệu chứng nào. Thế nhưng, trong một số ít trường hợp cá biệt, người mang mầm bệnh viêm gan B mãn tính có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như xơ gan, ung thư gan và tử vong.
Mẹ bị viêm gan B có thể truyền sang con và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Cụ thể, có khoảng 90% phụ nữ mang thai bị nhiễm vi rút viêm gan B cấp tính sẽ truyền vi rút cho em bé. Đối với viêm gan B mãn tính thì tỷ lệ này khoảng chừng 10% đến 20%.
Bị nhiễm viêm gan B không ảnh hưởng đến việc sinh con. Thai phụ vẫn có thể sinh con qua âm đạo và cho con bú bình thường nếu bị nhiễm vi rút viêm gan B.
Tuy nhiên, viêm gan B là tình trạng nghiêm trọng đối với trẻ sơ sinh, đe dọa cuộc sống sau này của chúng. Trẻ sơ sinh bị nhiễm bệnh có nguy cơ cao (lên đến 90%) sẽ trở thành người mang mầm bệnh và truyền bệnh cho người khác. Khi trưởng thành, các trẻ mang vi rút viêm gan B từ nhỏ sẽ có tới 25% nguy cơ tử vong do xơ gan hoặc ung thư gan.
Tất cả phụ nữ mang thai cần được làm xét nghiệm viêm gan B. Hiện nay đã có các xét nghiệm máu khác nhau để chẩn đoán nhiễm vi rút viêm gan B. Chúng sẽ cho bạn biết tình trạng nhiễm là cấp tính hay mãn tính. Ngoài ra, bạn còn được biết trong quá khứ đã từng nhiễm viêm gan B chưa, hiện tại đã miễn dịch với bệnh chưa và bạn đã tiêm vắc-xin phòng chống viêm gan B chưa.
Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy bạn bị nhiễm vi rút viêm gan B, bạn cần phải thực hiện một vài xét nghiệm bổ sung để kiểm tra chức năng gan và tình hình sức khỏe chung. Bên cạnh đó, các con của bạn, người thân trong gia đình, vợ (hoặc chồng) bạn cũng có nguy cơ bị nhiễm bệnh, cần được làm xét nghiệm cũng như tiêm chủng kịp thời.
Hiện nay chưa có cách chữa viêm gan B, nhưng các triệu chứng có thể được kiểm soát. Ngoài ra, có thể dùng vắc-xin để ngăn ngừa nhiễm vi rút viêm gan B. Những người đã vô tình tiếp xúc với bệnh phẩm từ người bệnh mắc viêm gan B và không được tiêm vắc-xin có thể được tiêm một loại thuốc gọi là globulin miễn dịch viêm gan B (HBIg) cùng với vắc-xin. HBIg có chứa kháng thể chống lại vi rút. Trong một số tình huống khẩn cấp, HBIg có thể cung cấp khả năng bảo vệ chống lại sự nhiễm trùng.
Trong vòng vài giờ sau khi sinh, em bé sẽ nhận được liều vắc-xin viêm gan B đầu tiên kết hợp với một mũi HBIg. Hai liều vắc-xin nữa sẽ được tiêm trong 6 tháng tới. Sau khi hoàn tất các đợt tiêm vắc-xin, bé yêu của bạn sẽ hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh. Tuy nhiên, bé vẫn cần được xét nghiệm kiểm tra nhiễm vi rút viêm gan B.
Trong trường hợp kết quả xét nghiệm cho thấy bé đã bị nhiễm viêm gan B, bác sĩ sẽ thực hiện chế độ chăm sóc y tế đặc biệt. Bé cần được thăm khám thường xuyên và định kỳ để đánh giá sức khỏe tổng quan và chức năng gan.
Tất cả em bé sinh ra cần được tiêm vắc-xin phòng bệnh viêm gan B. Cho dù thai phụ không bị nhiễm vi rút viêm gan B, em bé sinh ra vẫn nên tiêm một liều vắc xin đầu tiên trước khi rời bệnh viện. Nếu không thể thực hiện ngay lúc đó thì liều vắc xin này nên được tiêm cho bé trong vòng 2 tháng sau khi sinh. Các liều tiếp theo được tiêm lần lượt trong 6 - 18 tháng kế tiếp.
Vi rút gây bệnh viêm gan C lây lan chủ yếu qua tiếp xúc trực tiếp với máu của bệnh nhân. Khả năng lây truyền xảy ra khi dùng chung kim tiêm hoặc dùng chung đồ dùng mà vô tình có tiếp xúc với máu. Em bé có thể bị nhiễm bệnh trong khi sinh nếu bà bầu bị nhiễm viêm gan C. Vi rút cũng có thể lây lan qua đường quan hệ tình dục không được bảo vệ, nhưng nói chung khả năng lây lan theo cách này thường hiếm xảy ra. Viêm gan C không lây lan qua tiếp xúc thông thường hoặc cho con bú.
Nhiễm vi rút viêm gan C biểu hiện các dấu hiệu tương tự như với viêm gan B nhưng cũng có thể không có triệu chứng. Không giống như nhiễm viêm gan B, hầu hết người trưởng thành nhiễm vi rút viêm gan C đều trở thành người mang mầm bệnh với tỷ lệ lên đến 75% - 85%. Hầu hết các bệnh nhân đều mắc các vấn đề mãn tính ở gan. Một số trường hợp sẽ tiến triển thành bệnh xơ gan và các bệnh lý nghiêm trọng khác, đe dọa tính mạng.
Khác với viêm gan B, chỉ có khoảng 4% phụ nữ bị nhiễm vi rút viêm gan C sẽ lây truyền cho em bé. Tỷ lệ này có liên quan đến lượng virus mắc phải và khả năng thai phụ đồng nhiễm HIV.
Nếu mẹ bị nhiễm vi rút viêm gan C, em bé sinh ra thường sẽ được xét nghiệm khi bé được 18 tháng tuổi. Con sinh ra vẫn có thể bú sữa mẹ.
Hiện nay chưa có vắc-xin để bảo vệ cơ thể chống lại căn bệnh viêm gan C. Cách duy nhất để ngăn ngừa xảy ra bệnh là tránh các hành vi dễ làm lây lan vi rút và thực hiện xét nghiệm viêm gan C để phát hiện sớm căn bệnh này.
Viêm gan C thường gặp nhất ở những người sinh từ năm 1945 - 1965. Do đó, tất cả những người trong độ tuổi này nên được xét nghiệm viêm gan C để kịp thời đề phòng và xử lý các biến chứng có thể xảy ra.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng My
cogioivathuyloi.edu.vn để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.