Dung Tích Dạ Dày Trẻ Sơ Sinh Mẹ Chưa Biết, Trẻ Sơ Sinh Ti Bao Nhiêu Ml Sữa Là Đủ

Đối với những người lần đầu làm mẹ ,việc cho con bú có thể gặp nhiều khó khăn. Vì vậy rất nhiều mẹ bỉm thắc mắc dung tích dạ dày trẻ sơ sinh chứa được bao nhiêu? Để giải đáp vấn đề này mẹ hãy theo dõi bài viết dưới đây.

Bạn đang xem: Dung tích dạ dày trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh không ị, xì hơi nhiều có đáng lo?

Cấu tạo dạ dày của trẻ sơ sinh

Có thể mẹ chưa biết, dạ dày của trẻ sơ sinh khi mới chào đời kích thước chỉ cỡ hạt đậu. Vì vậy mỗi lần bé ăn chỉ được 5-7ml sữa. Đến khoảng 6 tháng- 1 tuổi, kích thước dạ dày sẽ lớn dần nên tương đương với một quả bưởi.

Theo các chuyên gia, dạ dày của trẻ sơ sinh vốn đặt nằm ngang và cao. Các lớp cơ co thắt yếu, hoạt động chưa ổn định nên rất dễ trớ sau ăn.

Bên cạnh đó, việc đóng mở không đều giữa hai đầu dạ dày cũng là lý do khiến trẻ hay bị trào ngược trong giai đoạn này. Phải đến khi được 9 -12 tháng tuổi dạ dày của bé mới chuyển về tư thế dọc. Lúc này các triệu chứng nôn trớ sẽ được giảm dần.

*
Dạ dày của trẻ sơ sinh cấu tạo thế nào

Kích thước dạ dày trẻ sơ sinh biến đổi thế nào?

Dung tích dạ dày trẻ sơ sinh là câu hỏi được nhiều mẹ bỉm quan tâm. Tuy nhiên trước khi tìm hiểu vấn đề này mẹ phải biết được kích thước dạ dày của con. Theo chuyên gia, khi còn trong bụng của mẹ thai nhi ăn bằng dây rốn chứ không phải bằng dạ dày. Đó là lý do vì sao dạ dày khi mới chào đời của bé rất nhỏ và sẽ tăng dần trong những ngày sau. Dưới đây là sự tăng trưởng thể tích dạ dày của trẻ từng ngày.

*
Dạ dày của bé thay đổi từng ngày

Trẻ sơ sinh 1-2 ngày tuổi

Khi mới chào đời, dạ dày của bé chưa có sự giãn nở tốt. Vì vậy kích thước chỉ bằng một hạt đậu nhỏ chứa khoảng 5-7ml sữa/ lần. Theo các chuyên gia, trong những ngày đầu mẹ không nên cho bé ăn nhiều, rất dễ nôn trớ vì bị quá tải.

Trẻ sơ sinh ngày thứ 3-6 sau sinh

Ở giai đoạn này kích thước dạ dày của bé thay đổi rất nhanh. Nếu như ngày đầu sau sinh, dạ dày của bé chỉ bằng hạt đậu thì 3 ngày sau đã có hình dạng tương đương với 1 quả nho. Lúc này mẹ sẽ có thể tăng lượng sữa tuy nhiên cần phải đảm bảo phù hợp với nhu cầu con.

Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi

Khi được 1 tháng, kích thước dạ dày của bé sẽ to bằng quả trứng gà. Vì thế lượng sữa con nạp mỗi lần cũng cao hơn gấp 3 lần trước đó. Do đó mẹ nên chú ý bổ sung để bé tránh bị thiếu hụt.

Trẻ sơ sinh từ 6 tháng đến 1 tuổi

Khi được 1 tuổi, kích thước dạ dày của con sẽ tăng đáng kể, lúc này trông nó giống như một quả bưởi. Tuy nhiên so với kích thước dạ dày người lớn thì bé vẫn nhỏ hơn khoảng 5 lần.

Dung tích dạ dày trẻ sơ sinh chứa được bao nhiêu ml?

Từ lúc sinh ra cho đến khi được 1 tuổi, thể tích dạ dày trẻ sơ sinh sẽ có thay đổi nhiều lần. Sự thay đổi này diễn ra theo ngày, theo tuần, theo tháng. Cụ thể:

Dung tích dạ dày trẻ sơ sinh trong 7 ngày đầu

Từ kích thước dạ dày, chúng ta có thể xác thể tích dạ dày trẻ sơ sinh từng ngày như sau:

Trẻ sơ sinh 1 ngày tuổi, dạ dày có thể chứa được 5-7ml sữa/ lần
Trẻ sơ sinh 2 ngày tuổi, dạ dày có thể chứa được 14ml sữa/ lần
Trẻ sơ sinh 3 ngày tuổi, dạ dày có thể chứa được 22-27 ml sữa/ lần
Trẻ sơ sinh 4 – 6 ngày tuổi, dạ dày có thể chứa được 30ml sữa/ lần
Trẻ sơ sinh 7 ngày tuổi, dạ dày có thể chứa được 35 ml sữa/ lần

Trong 7 ngày đầu mẹ nên cho bé bú từ 8-12 cữ/ ngày. Lượng sữa có thể tăng giảm tùy theo nhu cầu của con. Nếu bé quấy khóc đòi ăn mẹ có thể cho con ăn thêm.

Trẻ sơ sinh uống bao nhiêu ml sữa 1 lần là chuẩn?

*
Trẻ sơ sinh 7 ngày đầu chứa khoảng 5-35ml sữa

Dung tích dạ dày trẻ sơ sinh từ 2-3 tháng tuổi

Bắt đầu từ tuần thứ 2, dạ dày của bé ổn định và sẽ lớn dần. Vì vậy lúc này thể tích dạ dày cũng sẽ thay đổi. Cụ thể:

Trẻ sơ sinh từ ngày thứ 7 đến 1 tháng tuổi, dạ dày có thể chứa được 35-60ml sữa/ lần
Trẻ sơ sinh từ 2 tháng tuổi, dạ dày có thể chứa được 60-90ml sữa/lần
Trẻ sơ sinh từ 3 tháng tuổi, dạ dày có thể chứa được 60-120ml sữa/ lần

Dung tích dạ dày trẻ sơ sinh từ 4-6 tháng tuổi

Ở tháng thứ 4, trẻ đã bắt đầu vận động nhiều hơn, biết lật, biết cười nên sẽ tiêu hao rất nhiều năng lượng. Vì vậy, lượng sữa cho bé ở giai đoạn này cũng sẽ thay đổi. Cụ thể:

Trẻ sơ sinh từ 4 -5 tháng tuổi, dạ dày có thể chứa được 90-120ml sữa
Trẻ sơ sinh từ 6 tháng tuổi, dạ dày có thể chứa được 120-180ml sữa

Dung tích dạ dày trẻ sơ sinh từ 7-12 tháng tuổi

Từ tháng thứ 7 trở đi, bé sẽ phát triển và tăng không ngừng. Lúc này sữa mẹ không còn đủ cho nhu cầu của con. Vì vậy ngoài sữa, mẹ cần thực hiện chế độ ăn dặm hàng ngày. Bé 7 tháng tuổi có thể bổ sung bột, súp, các loại rau củ quả đồng thời chú ý tăng cường chất béo để ngăn còi xương, chậm lớn.

Theo chuyên gia, thể tích dạ dày của bé giai đoạn này ngoài chứa thức ăn còn có thể dung nạp lượng sữa như sau:

Trẻ sơ sinh từ 7 tháng tuổi, dạ dày có thể chứa được 180-220ml sữa
Trẻ sơ sinh từ 8 tháng tuổi, dạ dày có thể chứa được 200-240ml sữa
Trẻ sơ sinh từ 9-12 tháng tuổi, dạ dày có thể chứa được 240ml sữa7-12 tháng dung tích dạ dày của bé thay đổi rất nhanh

Trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh

Liên quan đến dung tích dạ dày trẻ sơ sinh rất nhiều mẹ bỉm thắc mắc vì sao con lại hay bị trào ngược. Theo chuyên gia, 2/3 số trẻ em trong những năm đầu sẽ gặp tình trạng này. Tuy nhiên đến khoảng 12 tháng tuổi tình trạng này sẽ thuyên giảm bớt. Nhưng cũng có bé thời gian trào ngược sẽ kéo dài hơn.

Trào ngược dạ dày ở trẻ thường được chia làm 2 loại: sinh lý, bệnh lý. Trong đó trào ngược ở trẻ sơ sinh là tình trạng thức ăn, dịch vị bị đẩy từ dưới dạ dày lên trên, sau đó đi qua cổ họng và trớ ra ngoài. Người ta gọi đây là trào ngược bazo. Nó có thể xuất hiện ở trẻ bất cứ thời điểm trong ngày không kể ngày, đêm.. Nếu bé dưới 6 tháng tuổi một ngày trớ sữa vài lần nhưng vẫn vui vẻ, lên cân thì khả năng đây chỉ là trào ngược sinh lý. Nếu trẻ ọc sữa đến lúc 1 tuổi kèm theo tình trạng chậm lên cân, gầy gò, sợ ăn thì đây là do bệnh lý.

Vì vậy để bé phát triển khỏe mạnh, chuyên gia khuyến cáo cách thức chăm sóc như sau.

Xem thêm: Khi Nào Cần Bảo Dưỡng Bình Nóng Lạnh Tại Nhà Đơn Giản, Khi Nào Cần Bảo Dưỡng Bình Nóng Lạnh

Đối với bé chưa ăn dặm

Bố mẹ nên cho trẻ bú nhiều lần, thời gian giữa các lần bú nên là 2 giờ. Cho bé bú đúng tư thế, ngậm hết đầu ti để tránh nuốt hơi vào bụng. Sau khi cho bú mẹ nên bế bé lên vai khoảng 10-20 phút
Đối với trẻ bú bình mẹ nên lựa chọn loại núm có tia sữa chảy phù hợp với con

Đối với bé ăn dặm

Bố mẹ nên chia thành nhiều bữa ăn trong ngày, hạn chế cho bé ăn nhiều chất béo
Thường xuyên vỗ nhẹ vào mông của bé trong quá trình ăn để tránh hiện tượng bị trớ
Tăng cường thực phẩm dễ tiêu, hạn chế đồ khô và cứng

Dung tích dạ dày trẻ sơ sinh thay đổi từng ngày. Vì vậy mẹ nên theo dõi chế độ ăn uống của con để đáp ứng đủ dinh dưỡng, tránh thừa hoặc bị thiếu hụt.

Trẻ sơ sinh ti bao nhiêu ml sữa là đủ là trăn trở của rất nhiều mẹ bầu. Chúng ta có thể tính được lượng sữa đủ cho trẻ sơ sinh dựa vào cân nặng. Tại các giai đoạn tăng trưởng mạnh, bé có thể ti nhiều hơn bình thường trong vòng 2 – 3 ngày.

Có thể ước tính được lượng sữa đủ cho trẻ sơ sinh dựa vào cân nặng.

Tổng số ml sữa cần ti đủ trong 24 giờ = Cân nặng x 150 ml
Thể tích dạ dày của bé = Cân nặng x 30 ml
Số ml sữa cần ti trong một cữ = Thể tích dạ dày x 2/3 (Thông tin từ Bệnh viện Từ Dũ).

*

Ví dụ, trẻ sơ sinh ti bao nhiêu là đủ nếu bé nặng 3,5 kg?

Tổng lượng sữa cần ti trong một ngày là 3,5 x 150 = 525 ml.Thể tích dạ dày của bé là 3,5 x 30 = 105 ml.Số ml sữa ti trong một cữ là 105 x 2/3 = 70 ml.

Bác sĩ Ayala Mille từ Bệnh viện New York Presbyterian cho rằng một ngày nên cho trẻ sơ sinh ti mẹ từ 8 – 12 cữ. Mỗi cữ cách nhau từ 2 – 3 giờ, nhưng không nhất thiết phải tuân thủ nghiêm ngặt mà nên cho bé ti mỗi khi bé thấy đói.

*

Trẻ sơ sinh ti bao nhiêu sữa là đủ?

Tuổi và trọng lượng cơ thể của bé không ảnh hưởng tới lượng sữa trẻ sơ sinh ti bao nhiêu ml sữa là đủ. Tại các giai đoạn tăng trưởng mạnh (thường xuất hiện lúc bé 1-3 tuần, 6-8 tuần, 3 tháng và 6 tháng tuổi). Bé có thể ti nhiều hơn bình thường trong vòng 2 – 3 ngày.

Đến cuối tuần thứ nhất, dạ dày của bé có thể chứa khoảng 60 ml sữa. Thời gian đầu, cơ thể mẹ chỉ sản xuất một lượng sữa nhỏ, cho phù hợp với kích thước ‘tí hon’ của dạ dày trẻ sơ sinh.

Trong độ tuổi 1-6 tháng, bé đã quen với việc ti mẹ, một em bé được nuôi bằng sữa mẹ hoàn toàn thường ti khoảng 600-900 ml sữa mỗi ngày, trung bình là 750 ml.

Bé ti mẹ 8 lần/ngày sẽ nhận khoảng 90 ml mỗi cữ ti. Tất nhiên, đây chỉ là con số trung bình, không thể áp dụng cho mọi bé. Lượng sữa mẹ mà bé ti sẽ không đổi trong suốt thời gian từ 1 tháng tới khoảng 6 tháng.

*

Dấu hiệu cho biết trẻ đang thèm ti

Các chuyên gia y tế khuyên mẹ cho bé sơ sinh ti theo nhu cầu, khi bé đói. Nhiều mẹ thường bắt đầu cho con ti khi thấy bé khóc. Tuy nhiên, khóc là một biểu hiện muộn của đói, không nên chờ tới lúc này mới cho bé ti vì đói quá có thể khiến bé trở nên bực bội, khó dỗ.

Cũng cần để ý rằng rất nhiều khi bé khóc không phải vì đói. Đôi khi bé chỉ cần được ôm ấp hoặc thay tã là đủ. Hoặc cũng có khi bé khóc vì nóng quá, lạnh quá, vì phấn chấn quá hoặc buồn tẻ quá.

Đòi ti, giận dỗi đều có một điểm chung đó là khóc. Tuy nhiên, nó vẫn có những dấu hiệu khác đi kèm theo cơn khóc để mẹ biết bé đang giận hay đang đòi ti

Và thông thường, khóc sẽ là biểu hiện cuối cùng của việc bé đòi ti, vì lúc này bé đã quá đói rồi. Nếu mẹ nhận thấy bé có dấu hiệu dưới đây thì ngay lập tức đáp ứng cơn “thèm” ti của bé nhé:

Bé liếm môi, há và ngậm miệng: Lúc này bé mới chỉ thèm ti vì nhớ “ti” mẹ thôi. Hành động này của bé rất đáng yêu và nhiều mẹ nhầm tưởng bé đang “ê a” với mẹ.Bé thích mút tay hoặc bất kỳ vật gì mà bé có thể cầm nắm được: Mức độ thèm ti của bé đã tăng hơn rồi. Đặc biệt khi bé ở giai đoạn mọc răng, bé sẽ rất thích ngậm ti mẹ để làm giảm cơn đau lợi vì “núm ti” mẹ vừa mềm lại có vị ngọt của sữa.Bé cố gắng vùi đầu vào ngực mẹ: Chỉ cần thấy dấu hiệu này thôi, mẹ hãy cố gắng cho bé ti càng sớm càng tốt. Nếu mẹ không cho bé ti, mẹ có thể bắt đầu giận mẹ và khóc ngay sau đó.Bé biểu hiện khó chịu, cáu gắt, bồn chồn dù không ai trêu chọc bé: Điều này chứng tỏ bé đang đói và cần được ti ngay hoặc cũng có thể bé đang buồn ngủ và muốn ngậm ti mẹ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.