Tỷ lệ người bị loét bao tử ngày một cao và tăng nhanh. Tuy nhiên, nhiều người còn chủ quan và bỏ qua bệnh. Hệ quả là các ổ viêm loét ngày một nặng và gây ra những biến chứng nguy hiểm khó lường.
Bạn đang xem: Loét dạ dày có nguy hiểm không
1. Loét bao tử là gì?
Loét bao tử (loét dạ dày) xảy ra khi dạ dày xuất hiện các tổn thương dạng viêm loét trên thành niêm mạc dạ dày. Ở giai đoạn đầu, bệnh thường không biểu hiện ra những dấu hiệu rõ ràng nên nếu chủ quan bỏ qua, các ổ loét sẽ trở nên nghiêm trọng và ảnh hưởng lớn tới hoạt động đường tiêu hóa.Viêm loét dạ dày phát triển từ giai đoạn viêm loét cấp tính tời viêm loét mạn tính. Ở giai đoạn cấp tính là thời điểm điều trị tốt nhất, càng để lâu việc điều trị sẽ khó khăn hơn. Đặc biệt, viêm loét dạ dày thể mạn tính nếu không được xử lý đúng cách sẽ có nguy cơ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Loét bao tử có thể xảy ra ở hầu hết các đối tượng, không phân biệt độ tuổi hay giới tính.
2. Bị loét bao tử có gây nhiều nguy hiểm không?
Như đã nói ở trên, viêm loét dạ dày rất phổ biến và bệnh có thể được điều trị dứt điểm nhanh chóng khi phát hiện sớm và không gây ra nhiều ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người bệnh.
Tuy nhiên, không ít các trường hợp người bệnh viêm loét chủ quan với bệnh khiến các tổn thương dần nghiêm trọng và hậu quả là gây ra các biến chứng như:
– Chảy máu bao tử: Đây là biến chứng thường gặp nhất của bệnh. Chảy máu ở dạ dày thì rất khó cầm máu, đặc biệt trong trường hợp chảy máu nhiều thì người bệnh cần được nhập viện và xử lý ngay. Biểu hiện của biến chứng xuất huyết bao tử là nôn ra máu hay đi đại tiện ra máu, thiếu máu,…
– Thủng dạ dày: Đây là dạng biến chứng cấp cứu nguy hiểm xảy ra khi ổ loét ăn sâu và ăn hết tận thành dạ dày và tạo thành lỗ thủng. Biểu hiện của thủng dạ dày là cơn đau bụng rất dữ dội, toàn thân mất sức, ra mồ hôi lạnh có thể là tụt huyết áp. Lúc này người bệnh cần được phẫu thuật ngay.
– Hẹp môn vị: Biến chứng này làm ảnh hưởng lớn tới hoạt động tiêu hóa thức ăn do diện tích môn vị bị thu hẹp. Người bệnh có biểu hiện như đau bụng và nôn ói rất dữ dội.
– Ung thư dạ dày: Loại biến chứng rất đáng lo ngại của viêm loét dạ dày. Tỷ lệ biến chứng ung thư dạ dày sẽ cao hơn ở người bệnh viêm loét do nhiễm khuẩn HP gây ra.
3. Chế độ ăn tốt cho người bị loét bao tử
Đối với người bệnh loét bao tử, điều quan trọng là cần chủ động thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để tiếp nhận phác đồ điều trị cụ thể. Song song với việc điều trị bằng thuốc, một chế độ ăn khoa học cũng là yêu cầu quan trọng trong không thể thiếu.
3.1. Bị loét bao tử nên ăn gì?
Thực phẩm giàu chất xơ
Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ từ nguồn các loại rau xanh, hoa quả tươi, ngũ cốc nguyên hạt sẽ rất tốt cho người bệnh loét dạ dày do:
– Chất xơ giúp làm giảm nồng độ acid ở dạ dày, nhờ đó làm nhẹ đi các triệu chứng đau và chướng bụng.
– Chất xơ còn giúp phòng ngừa và hạn chế việc hình thành thêm các ổ loét dạ dày.
Thực phẩm chứa lợi khuẩn
Các thực phẩm giàu lợi khuẩn như sữa chua, men tiêu hóa, miso,.. rất tốt cho hệ tiêu hóa, hỗ trợ đầy lùi Helicobacter pylori, tốt cho quá trình điều trị lành vết loét ở dạ dày.
Thực phẩm hỗ trợ quá trình điều trị ổ viêm loét
Gừng, nghệ, mật ong và nha đam là nhóm thực phẩm có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày hiệu quả. Bạn có thể dùng trực tiếp những loại thực phẩm này hoặc pha trà, làm gia vị,.. để sử dụng mỗi ngày.
Thực phẩm bổ sung vitamin
Các loại thực phẩm giúp bổ sung vitamin A, B, C, E như thanh long, khoai tây, cà rốt, khoai lang, rau chân vịt, dưa vàng, ớt chuông,… có công dụng tăng cường sức đề kháng và giúp tái cấu trúc niêm mạc dạ dày.
Thực phẩm chống oxy hóa
Nhóm thực phẩm chống oxy hóa như đu đủ, nghệ, bông cải xanh, cà chua,… giúp ích trong quá trình làm lành các tổn thương viêm loét và tái cấu trúc lớp niêm mạc ở dạ dày.

Chế độ ăn khoa học giúp hỗ trợ lành các vết loét và hạn chế hình thành các tổn thương mới.
3.2. Bị loét bao tử kiêng ăn gì?
Sữa tươi
Sữa tươi có thể gây kích thích dạ dày tiết ra nhiều acid hơn và từ đó làm cho tình trạng viêm loét trở nên thêm tồi tệ.
Rượu và đồ uống có cồnCác nghiên cứu đã chỉ ra rằng, rượu và các đồ uống chứa cồn gây kích thích nghiêm trọng và thậm chí làm tổn hại tới đường tiêu hóa, khiến các vết loét lan rộng và nặng hơn.
Các đồ ăn giàu chất béoKhi tiêu thụ đồ ăn nhanh, đồ chiên rán, thực phần chế biến sẵn,… sẽ tốn nhiều thời gian để tiêu hóa nên dễ dẫn tới tình trạng đau bụng, đầy hơi và chướng bụng.
Kiêng đồ ăn cayCác loại gia vị cay như ớt tươi, ớt bột, tiêu, tương ớt,.. và cả đồ ăn nóng dễ gây kích thích và làm tổn thương tới niêm mạc dạ dày.
Trái cây họ cam chanhCác loại trái cây này có chứa các acid tự nhiên cao gây kích thích các vết loét. Tuy nhiên, người bệnh không nhất thiết phải kiêng hoàn toàn mà có thể hạn chế sử dụng một cách hợp lý tùy vào mức độ bệnh.
Kiêng đồ ăn lên menNgười bệnh loét bao tử không nên ăn quá nhiều đồ muối chua như dưa góp, mắm tôm hay mắm tép,… Vì nhóm thực phẩm này có thể làm biến đổi axit có trong dạ dày và khiến các vết loét nặng hơn nhanh chóng.

Không uống rượu bia hay các đồ uống chứa chất kích thích khi bạn bị viêm loét dạ dày.
Xem thêm: Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Gửi Hàng Qua Bưu Điện Dành Cho Người Mới Bắt Đầu 2022
3.3. Những lưu ý khác trong sinh hoạt người bệnh viêm loét dạ dày cần lưu ý
Bên cạnh việc ăn uống khoa học, người bệnh loét bao tử cũng cần thực hiện thói quen sinh hoạt lành mạnh như sau:
– Ăn đồ nấu chín và nên chọn đồ ăn dễ tiêu hóa.
– Hạn chế đồ ăn chiên rán với lượng lớn dầu mỡ. Ưu tiên đồ luộc, hấp, ninh,…
– Ăn chậm, nhai kỹ, ăn đủ bữa đúng giờ và tập trung khi ăn.
– Có thể chia nhỏ bữa ăn, không nên ăn quá nhiều 1 bữa hoặc để bụng quá đói.
– Cân đối thời gian nghỉ ngơi và làm việc, tránh căng thẳng quá độ.
– Quan tâm tới giấc ngủ, không nên thức khuya.
– Vận động điều độ, tập thể dục thể thao nhằm nâng cao sức khỏe và tốt cho quá trình chuyển hóa.
Khi bị loét bao tử, người bệnh cần tới ngay các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ chuyên khoa trực tiếp thăm khám và lên phác đồ điều trị phù hợp. Điều trị đúng cách từ sớm ngăn chặn nguy cơ biến chứng và dứt điểm bệnh nhanh chóng.
Tình trạng viêm loét dạ dày đang là một vấn đề nóng khiến nhiều bệnh nhân quan ngại do những lời đồn đại về các biến chứng mà căn bệnh này mang lại đặc biệt là khả năng tiến triển thành ung thư. Vậy thật sự viêm loét dạ dày có nguy hiểm không? Chuyên gia tiêu hóa của cogioivathuyloi.edu.vn sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề này thông qua bài viết dưới đây!Bệnh viêm loét dạ dày
Theo các thống kê y học thì có tới 10% người ở độ tuổi trưởng thành ở phương Tây mắc phải tình trạng viêm loét dạ dày, trong đó loét dạ dày do vi khuẩn H.pylori chiếm 70-90% các trường hợp. Đây là bệnh lý điển hình bởi phản ứng viêm nhiễm và sự tổn thương niêm mạc dạ dày do nhiều nguyên nhân như:
Vi khuẩn Hp: Vi khuẩn Hp tiết ra enzyme làm loại bỏ lớp chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày tạo điều kiện cho acid dịch vị tấn công vào lớp niêm mạc gây tổn thương. Đồng thời, nó còn sản sinh một loại độc tố làm thoái hóa, hoại tử tế bào dạ dày gây viêm loét.Lạm dụng thuốc NSAID: Đây là nhóm thuốc giảm đau kháng viêm sử dụng rất phổ biến. Tuy nhiên nhóm thuốc này lại ức chế việc tiết ra Prostaglandin bảo vệ niêm mạc dạ dày tạo tiền đề cho acid dịch vị gây tổn thương niêm mạc.Stress: Khi stress, căng thẳng kéo dài cơ thể tiết ra nhiều hormon Corticoid. Hormon này cũng là một trong những yếu tố tác động gây nên quá trình viêm loét dạ dày.Sử dụng thuốc lá, rượu bia: Thuốc lá và các đồ uống có cồn như rượu bia sẽ kích thích dạ dày tăng tiết acid dịch vị, làm mất cân bằng giữa yếu tố tấn công và bảo vệ gây bào mòn niêm mạc dạ dày.
Viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP chiếm tỷ lệ khá cao
Một vài dấu hiệu bị viêm loét dạ dày, niêm mạc dạ dày bị tổn thương có thể gây ra các triệu chứng như:
Đau vùng thượng vị: những cơn đau cồn cào thường xuất hiện vào lúc bụng đói hoặc đau về đêm khiến bệnh nhân khó ngủ.Ợ chua, ợ nóng: dịch vị dạ dày chứa nhiều acid, khi trào lên miệng gây ra vị chua vào cảm giác nóng rát thực quản.Rối loạn tiêu hoá (tiêu chảy, táo bón, buồn nôn,…)Khi có các dấu hiệu trên, bệnh nhân cần tìm cơ sở y tế uy tín để tiến hành chẩn đoán và điều trị viêm loét dạ dày, phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm của căn bệnh này.

Một vài các triệu chứng bị viêm loét dạ dày cần nhận biết sớm
Viêm loét dạ dày có nguy hiểm không?
Dù bệnh lý gì khi mắc phải đều ít nhiều gây ra những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe, viêm loét dạ dày cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, đa số người bệnh bị bệnh đều chủ quan và không tích cực điều trị khiến cho tình trạng bệnh ngày càng phức tạp và gây ra các biến chứng nghiêm trọng như:
Viêm loét dạ dày gây hẹp môn vị
Môn vị là phần cơ vòng có chức năng điều chỉnh lượng thức ăn đi một chiều từ dạ dày xuống tá tràng nhờ vào p
H của nhũ trấp tại tá tràng. Hoạt động của môn vị đảm bảo cho quá trình tiêu hoá ở ruột non diễn ra trơn tru và không bị ứ đọng.

Hẹp môn vị do viêm loét khiến thức ăn bị ứ đọng
Thông thường, môn vị giãn vừa đủ để đưa từng lượng nhỏ thức ăn xuống tá tràng. Tuy nhiên, trong trường hợp viêm loét dạ dày kéo dài thì sẽ làm biến đổi cấu trúc niêm mạc dạ dày, hình thành các vết sẹo lồi gây tắc nghẽn tại môn vị khiến thức ăn khó di chuyển xuống tá tràng hơn.
Khi bị hẹp môn vị, bệnh nhân thường gặp các triệu chứng như:
Đau vùng thượng vị nặng hơn.Buồn nôn, nôn ra dịch có mùi hôi.Da tái xanh kèm mệt mỏi do rối loạn cân bằng nước và điện giải.Sụt cân do hiệu quả tiêu hoá giảm sút.Trong trường hợp hẹp môn vị nặng khiến cho việc tiêu hoá không thể diễn ra và làm giảm sự hấp thu của các thuốc điều trị. Khi này, cần phải can thiệp phẫu thuật mới có thể điều trị được.
Tình trạng xuất huyết tiêu hóa
Theo thống kê thì có 15-20% trường hợp viêm loét dạ dày có xuất huyết tiêu hoá. Nguyên nhân là do các vết loét phát triển sâu vào trong các cấu trúc mạch máu đi qua dạ dày khiến máu từ đây chảy vào dạ dày và thất thoát qua đường tiêu hoá.

Xuất huyết dạ dày do viêm loét một dạng biến chứng nguy hiểm
Việc thất thoát một lượng máu nhỏ có thể được bù đắp bằng chế độ dinh dưỡng phù hợp. Tuy nhiên trường hợp xuất huyết nặng thì cần phải truyền máu gấp cho bệnh nhân vì nguy cơ đột quỵ do thiếu máu não ảnh hưởng đến tính mạng bệnh nhân. Thiếu máu kéo dài còn ảnh hưởng lên tim mạch, gan, thận và nhiều cơ quan khác.
Bệnh nhân xuất huyết tiêu hoá do viêm loét dạ dày thường:
Đại tiện ra phân có mùi hôi tanh.Đi ngoài phân màu đen hoặc đỏ tươi.Cơ thể thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, mất tập trung và xanh xao.Trong trường hợp xuất huyết tiêu hóa nặng, ngoài truyền máu để bù lại lượng máu thất thoát thì bệnh nhân có thể được chỉ định phẫu thuật khâu dạ dày để ngăn ngừa chảy máu.
Thủng dạ dày do viêm loét kéo dài
Vết loét đôi khi tiến sâu tới mức hình thành một vết thủng trong dạ dày. Khi này dịch vị từ bên trong dạ dày có thể theo vết thủng tràn ra ngoài ổ bụng gây viêm phúc mạc cấp tính, đe doạ đến tính mạng bệnh nhân nếu không được điều trị kịp thời.

Vết thủng dạ dày do viêm loét dạ dày kéo dài và gây tràn dịch dạ dày
Bệnh nhân viêm loét dạ dày khi xuất hiện các triệu chứng:
Đau bụng dữ dộiBụng gồng cứng và có thể kèm sốt cao
Sốc hạ huyết áp,… cần đến ngay cơ sở Y tế gần nhất để điều trị kịp thời.
Viêm loét dạ dày có dẫn đến ung thư không?
Ung thư dạ dày là căn bệnh xếp thứ 9 trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu tại các nước có thu nhập trên mức trung bình. Cho đến nay, các chuyên gia vẫn chưa biết rõ nguyên nhân gây ra tình trạng ung thư dạ dày. Tuy nhiên, tiền sử gia đình, tiền sử bệnh của bản thân hoặc đang bị viêm loét dạ dày là một yếu tố nguy cơ của ung thư dạ dày cần phải xem xét.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh được rằng sự phát triển vi khuẩn Helicobacter pylori trong dạ dày có ý nghĩa thống kê với sự gia tăng tỷ lệ ung thư dạ dày. Việc điều trị ung thư dạ dày vô cùng phức tạp và đôi khi cần phải cắt bỏ hoàn toàn dạ dày. Do đó, viêm loét dạ dày do Hp cần phải được điều trị tích cực để ngăn ngừa ung thư dạ dày.
Chính vì thế khi xuất hiện bất cứ dấu hiệu nào cảnh báo tình trạng viêm loét dạ dày, người bệnh cần liên hệ với các bác sĩ để được thăm khám và có phương pháp điều trị kịp thời.
Hy vọng bài viết trên đã giúp người bệnh giải đáp thắc mắc viêm loét dạ dày có nguy hiểm không? Nếu như có vấn đề cần tư vấn chi tiết hoặc các thắc mắc khác về tình trạng bệnh lý, quý khách hàng vui lòng liên hệ ngay Hotline: 1900 3366 Tổ hợp Y tế cogioivathuyloi.edu.vn để được hỗ trợ nhanh nhất từ các chuyên gia.