Phòng tránh rối loạn cơ xương khớp trong thời kỳ COVID-19
Sức Khỏe - Đại dịch COVID-19 đã khiến cho xu hướng làm việc online ngày càng phát triển và khẳng định vai trò to lớn của mình. Nó có thể làm gia tăng hiệu quả công việc cũng như giúp phòng tránh sự lây lan của dịch bệnh COVID -19. Nhưng xu hướng này có ảnh hưởng đến sức khỏe cơ xương khớp như thế nào và cách phòng tránh ra sao?
Đến năm 2021, Việt Nam và thế giới bước vào năm COVID-19 thứ hai. COVID-19 để lại những hậu quả vô cùng to lớn về sức khỏe, kinh tế, xã hội… COVID - 19 đã thay đổi cách giao tiếp, làm việc của con người trên toàn thế giới.Làm việc online trong thời kỳ COVID-19Với bốn làn sóng COVID -19, chúng ta đã trải qua nhiều giai đoạn giãn cách xã hội ở nhiều mức độ khác nhau.Hàng trăm nghìn người đã phải cách ly và làm việc tại nhà. Chúng ta bị hạn chế rất nhiều trong các hoạt động thể dục thể thao, vui chơi giải trí, giao tiếp xã hội bên ngoài. Do vậy khả năng tập thể dục thể thao, duy trì sức khỏe cơ xương khớp cũng bị ảnh hưởng lớn.Việc phải ở nhà thường xuyên cũng làm giảm mức độ luyện tập thể lực, nhất là đối với những gia đình phải sinh hoạt trong không gian nhỏ hẹp, gò bó, không có diện tích và phương tiện để tập thể dục.Việc phải cách ly y tế tại nhà, thu nhập giảm, mất công việc… cũng ảnh hưởng tâm lý, thậm chí khiến tâm trạng của nhiều người bị khủng hoảng, buồn chán, thụ động.Công việc online tại nhà là một giải pháp tốt trong hoàn cảnh khó khăn này. Tuy nhiên bên cạnh đó chúng ta cũng cần nhận thức một số vấn đề phát sinh do làm việc online, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe cơ xương khớp.Tình trạng ít hoạt động thể lực do phải làm việc liên tục hàng giờ bên máy tính trong tư thế gò bó, có thể ảnh hưởng xấu đến cột sống, đặc biệt là cột sống cổ và cột sống thắt lưng. Các cơ cạnh cột sống phải co cứng, giữ tư thế cho cột sống, các mạch máu do vậy bị chèn ép.Hậu quả là chúng ta có thể bị đau vai gáy, đau thắt lưng.
Làm việc online nhiều gia tăng các rối loạn cơ xương khớp.Ngoài ra, các khớp bàn tay cũng phải làm việc nhiều, dẫn tới đau, cứng các khớp cổ tay, bàn, ngón tay. Các bao gân cũng bị cọ sát quá nhiều gây triệu chứng ngón tay bật lò xo. Đặc biệt là thần kinh giữ cũng có thể bị chèn ép, gây ra hội chứng đường hầm cổ tay với triệu chứng tê bì, bỏng rát các ngón tay, khó khăn khi vận động, cầm nắm đồ vật.Sự quá tải thông tin, việc phải liên tục xử lý một khối lượng thông tin lớn trên mạng với nhiều chương trình khác nhau, khiến cơ thể chúng ta bị quá tải, “ngộ độc” thông tin, hay rơi vào trạng thái tương tự như nghiện game.Sự quá tải thông tin có thể ảnh hưởng rất lớn đến thể chất và tinh thần, có thể khiến cơ thể bị mệt mỏi, kiệt sức, mất năng lượng dần dần, thậm chí có thể gây trầm cảm, lo âu.Chính rối loạn tâm lý này có thể biểu hiện bằng các triệu chứng đau cơ xương khớp toàn thân, co cứng cơ, chuột rút.Ngoài ra, việc không đảm bảo chế độ ăn uống khoa học do không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất có thể gây yếu cơ, đau mỏi cơ, co cứng cơ, chuột rút.Cải thiện sức khỏe cơ xương khớp khi làm việc online như thế nào?Đầu tiên là chúng ta cố gắng đảm bảo chế độ ăn uống khoa học: Cần cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, ăn đa dạng các loại thực phẩm thịt, cá, trứng, sữa, rau xanh, hoa quả, sữa chua có bổ sung lợi khuẩn…Cần uống đủ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày: Uống từ từ, chia làm nhiều lần. Việc uống nước đầy đủ giúp cho hệ tuần hoàn làm việc tốt, tăng khả năng thải độc cơ thể qua đường tiết niệu, tăng tạo chất bôi trơn cho sụn khớp.Chế độ làm việc khoa học: Cần có thời gian nghỉ 5 - 10 phút sau một giờ làm việc. Có khi chỉ là rời màn hình, đứng lên làm vài động tác thể dục, đi lại trong nhà, trong khi vẫn có thể lắng nghe câu chuyện online.Cần bảo đảm bàn ghế có đủ độ cao cần thiết: Khi cần có thể dựa vào thành ghế để cơ thể nghỉ ngơi trong khi đang làm việc, cũng như tư thế ngồi thuận tiện, thoải mái, đúng tư thế.
Cần có tư thế đúng khi làm việc với máy tính.Đảm bảo ngủ đủ 7 - 8 giờ một ngày để cơ thể có thể phục hồi sau những giờ làm việc căng thẳng, thải độc và xử lý các thông tin trong ngày.Cần thiết lập một chế độ tập thể dục tại nhà, đảm bảo tập thể lực 30 phút đến 1 giờ mỗi ngày. Đó có thể đơn giản chỉ là tập đi bộ trong nhà, leo cầu thang, làm việc nhà, trồng và chăm sóc hoa, cây cảnh, dọn dẹp, làm công việc gia đình. Cũng có thể tập thể dục, khí công, thiền tại nhà, tập aerobic, tập nhảy theo hướng dẫn trên mạng.Nếu có điều kiện, có thể mua xe đạp tập, máy tập thể dục, tạ tay, dây chun… để tập tại nhà.Luôn giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan, tăng cường quan hệ giao tiếp giữa các thành viên trong gia đình. Điều đó cũng giúp cho chúng ta có một cuộc sống vui vẻ và hạnh phúc, ngay cả trong những giai đoạn khó khăn nhất của cuộc sống.Ngoài ra, có thể bổ sung thêm các vitamin, khoáng chất cần thiết như canxi, vitamin A, B, C, D, E, acid béo omega 3… theo chỉ dẫn của cán bộ y tế. Điều đó không những giúp cho sức khỏe xương khớp mà còn cải thiện chức năng hoạt động của mắt, hệ thần kinh, tim mạch, tiêu hóa… và tăng cường khả năng hoạt động của hệ miễn dịch.
Tiêm vắc xin giúp tránh hội chứng mệt mỏi mãn tính sau mắc COVID-19
Xem thêm: Định Cư Mỹ F4 - Anh Chị Em Bảo Lãnh Đi Mỹ Mất Bao Lâu
Sức Khỏe - Mặc dù người cao tuổi là những đối tượng dễ bị tổn thương nhất bởi COVID-19, một nghiên cứu mới đây cảnh báo rằng những bệnh nhân trẻ tuổi có thể gặp các vấn đề về khả năng tập trung và mệt mỏi kéo dài, ngay cả khi chỉ nhiễm COVID-19 ở mức độ nhẹ.
Hội chứng mệt mỏi mãn tính sau mắc COVID-19
Nghiên cứu mới cho thấy, nhiều trường hợp mắc COVID-19 ở độ tuổi từ 19 đến 30 đều gặp các triệu chứng điển hình của chứng rối loạn thường được gọi là hội chứng mệt mỏi mãn tính (CFS).Theo TS. Peter Rowe, Trung tâm Nhi Johns Hopkins ở Baltimore, thành viên nhóm nghiên cứu: Từ lúc nhiễm COVID-19 từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2020, các trường hợp này đều mắc bệnh hô hấp tương đối nhẹ và không cần thở oxy hay nhập viện. Nhưng tất cả bệnh nhân đều gặp tình trạng mệt mỏi, choáng váng cũng như khó tập trung ngay từ đầu. Họ không thể hoàn thành các hoạt động trước đây có thể thực hiện dễ dàng, như ngồi thẳng lưng trước máy tính, nấu ăn hay tập thể dục".
Các triệu chứng CFS tăng lên ở nhiều bệnh nhân đang hồi phục sau khi nhiễm COVID-19.Các nhà khoa học phát hiện rằng, các trường hợp này đều mắc chứng "không dung nạp tư thế đứng" nghiêm trọng, một tình trạng mà người bệnh thường choáng váng hay ngất xỉu sau khi đứng yên trong vài phút và tim đập nhanh. Họ đều mắc chứng không dung nạp tập thể dục (biểu hiện là tình trạng khó chịu trầm trọng sau hoạt động gắng sức) cũng như chứng viêm liên quan đến dị ứng, bao gồm các cơn phát ban tái phát và không dung nạp một số loại thực phẩm. Bên cạnh đó, người bệnh cũng đối mặt với các triệu chứng điển hình khác của CFS như ngủ kém, khó tập trung suy nghĩ.Đặc biệt, các triệu chứng CFS tăng lên ở nhiều bệnh nhân đang hồi phục sau khi nhiễm COVID-19.Các dữ liệu gần đây cũng cho thấy phần lớn bệnh nhân COVID-19 đều mắc chứng “sương mù não” (một thuật ngữ dùng để chỉ triệu chứng rối loạn chức năng nhận thức, ảnh hưởng đến khả năng suy nghĩ của bệnh nhân), đau đầu, tê và ngứa ran, đau cơ, nhức mỏi ở các mức độ khác nhau.
Tại sao COVID-19 lại gây ra CFS?
Các chuyên gia lưu ý, chưa thể xác định chắc chắn về mối quan hệ nhân quả giữa COVID-19 với hội chứng mệt mỏi mãn tính. Có khả năng đây là kết quả trực tiếp do tác động của virus đối với hệ thống thần kinh thực vật của bệnh nhân. Hoặc cũng có thể do tác động gián tiếp xuất phát từ phản ứng miễn dịch của người bệnh với virus.

Tiêm phòng vắc-xin để có thể tránh mắc hội chứng mệt mỏi mãn tính hậu nhiễm COVID-19.
Trong khi các phương pháp điều trị nhắm đến mục đích kiểm soát tình trạng viêm và nhịp tim tăng cao đem lại hiệu quả tốt, hàng ngày bệnh nhân "vẫn khá suy nhược" mặc dù đã nỗ lực điều trị tích cực. Điều này tiếp tục ảnh hưởng đến cuộc sống của họ từ 11 đến 14 tháng sau khi nhiễm bệnh.Vì thế, những người trẻ tuổi hãy tiêm phòng vắc-xin để có thể tránh mắc hội chứng mệt mỏi mãn tính hậu nhiễm COVID-19. Bởi chứng bệnh quái ác này có thể cướp đi khả năng sinh hoạt bình thường, suy nghĩ, di chuyển theo ý muốn của bệnh nhân, ảnh hưởng đến học tập cũng như công việc của họ. Hội chứng này có thể kéo dài trong nhiều năm, thậm chí là suốt đời đối với một số bệnh nhân.
Nhiễm COVID-19 nhẹ cũng có thể tạo ra đáp ứng miễn dịch kéo dài
Sức Khỏe - Trước đây, một báo cáo đã chỉ ra rằng các kháng thể nhanh chóng suy yếu sau khi nhiễm virus gây COVID-19. Từ đó các phương tiện truyền thông đại chúng giải thích rằng điều này có nghĩa là khả năng miễn dịch của cơ thể chống lại COVID-19 không tồn tại lâu.
Tuy nhiên, tác giả chính của nghiên cứu mới đây, PGS. Ali Ellebedy, Đại học Y Washington, lại cho rằng nồng độ kháng thể giảm xuống sau khi nhiễm trùng cấp không phải là điều bất thường, nhưng chúng không giảm xuống 0 mà duy trì ổn định. Các trường hợp nhiễm COVID-19 nhẹ có thể đem lại hàng rào bảo vệ lâu dài chống lại sự tái nhiễm.Nghiên cứu của các nhà khoa học Đại học Y Washington được thực hiện trên 77 người lấy mẫu máu cách nhau 3 tháng, bắt đầu khoảng 1 tháng sau khi nhiễm SARS-CoV-2. Hầu hết đều mắc COVID-19 ở mức độ nhẹ, chỉ có 6 trường hợp phải nhập viện. Các mẫu tủy xương thu được từ 18 trong số những người tình nguyện tham gia nghiên cứu 7-8 tháng sau lần nhiễm coronavirus đầu tiên. 5 người cung cấp mẫu tủy xương thứ hai 4 tháng sau đó. Các nhà nghiên cứu cũng phân tích mẫu tủy xương của 11 người chưa từng mắc COVID-19.
Nhiễm COVID-19 nhẹ cũng có thể tạo ra đáp ứng miễn dịch kéo dài.
Kết quả nghiên cứu cho thấy: Nồng độ kháng thể trong máu của những người tình nguyện giảm nhanh chóng trong vài tháng đầu sau khi nhiễm bệnh sau đó hầu như chững lại, một vài kháng thể vẫn có thể phát hiện được 11 tháng sau khi mắc COVID-19.15 mẫu tủy xương từ những người tình nguyện mắc COVID-19 chứa các tế bào sản xuất kháng thể nhắm tới mục tiêu SARS-CoV-2 từ 7-8 tháng sau khi nhiễm bệnh và những tế bào này vẫn hiện diện 4 tháng sau đó ở cả 5 người cung cấp mẫu tủy xương lần 2. Không ai trong số 11 người chưa từng mắc COVID-19 có các tế bào sản xuất kháng thể chống lại virus trong tủy xương.Theo các nhà nghiên cứu, những người mắc COVID-19 ở mức độ nhẹ sẽ loại sạch virus khỏi cơ thể họ trong vòng 2-3 tuần sau khi nhiễm, vì vậy cơ thể không có virus để thúc đẩy phản ứng miễn dịch hoạt động trong 7 hay 11 tháng sau lây nhiễm. Các tế bào miễn dịch này không phân chia mà chỉ nằm trong tủy xương, phóng thích các kháng thể kể từ khi tình trạng nhiễm trùng được giải quyết và tiếp tục vô thời hạn.Các nhà nghiên cứu nhận định rằng, có khả năng những bệnh nhân mới mắc COVID-19 và chưa từng gặp triệu chứng có thể mang kháng thể miễn dịch lâu dài. Tuy nhiên, chưa thể xác định liệu những bệnh nhân mắc COVID-19 nặng có được bảo vệ chống lại sự tái nhiễm hay không.Hiện các nhà nghiên cứu vẫn chưa đưa ra được kết luận rõ ràng. Do vậy, cần phải nhân rộng quy mô nghiên cứu ở những bệnh nhân nhiễm COVID-19 mức độ trung bình đến nặng để xác định liệu họ có khả năng được bảo vệ khỏi sự tái nhiễm hay không.