PHƯƠNG PHÁP MỚI ĐIỀU TRỊ BÉO PHÌ VÀ KHÁNG INSULIN,TRIỆU CHỨNG COVID KÉO DÀI THƯỜNG GẶP, KHẮC PHỤC THẾ NÀO?

Sức Khỏe - Các nhà nghiên cứu của Đại học Monash đã lần đầu tiên chỉ ra rằng, rối loạn chức năng bạch huyết mạc treo ruột là nguyên nhân tiềm ẩn và là mục tiêu điều trị cho bệnh béo phì và kháng insulin.


Mối nguy khi béo phì


Hiện nay trên thế giới, tình trạng thừa cân, béo phì ngày càng gia tăng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, nhưng chủ yếu là do lối sống thiếu khoa học kèm chế độ ăn kém lành mạnh. Thừa cân, béo phì làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mạn tính không lây khiến sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng như tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, gút…





Béo phì làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mạn tính không lây.Để đánh giá một người thừa cân, béo phì, người ta dựa trên chỉ số khối cơ thể BMI. Theo đó, BMI 25 là thừa cân, BMI >30 là béo phì.

Tìm ra cách can thiệp hiệu quả trong điều trị bệnh béo phì


Các nhà khoa học đã xác định một chu trình gây hại nghiêm trọng. Trong đó, chế độ ăn nhiều chất béo gây ra rối loạn chức năng của mạch bạch huyết mạc treo ruột, từ đó dẫn đến tích tụ mỡ bụng.Đáng chú ý, nghiên cứu cũng đưa ra bằng chứng rằng, can thiệp vào chu trình này bằng cách ức chế các con đường liên quan đến rối loạn chức năng mạch bạch huyết có thể là một phương pháp điều trị cho cả bệnh béo phì và bệnh chuyển hóa liên quan.Điều trị hệ bạch huyết mạc treo ruột bằng chất ức chế COX-2 nhắm mục tiêu vào bạch huyết đã được chứng minh là làm bình thường hóa cấu trúc của mạch bạch huyết, ngăn chặn sự tăng cân và đảo ngược tình trạng không dung nạp glucose và tăng insulin máu - các tình trạng liên quan đến bệnh đái tháo đường typ 2.





Để tránh bị béo phì cần có chế độ ăn phù hợp.Trong mô hình tiền lâm sàng, chế độ ăn nhiều chất béo đã kích thích sự hình thành các mạch bạch huyết mạc treo ruột mới, chúng phát triển mạnh theo mô hình vô tổ chức. Các mạch phân nhánh, ngoằn ngoèo này có xu hướng rò rỉ chất lỏng bạch huyết, vốn giàu chất chuyển hóa lipid có nguồn gốc từ ruột và chất trung gian gây viêm, vào mô mỡ nội tạng ở bụng, gây ra sự đề kháng insulin.

Cảnh báo tăng cân quá mức ở người béo phì trong mùa dịch


Vì sao người béo phì nên tiêm vắc xin COVID-19?


Trong nghiên cứu, các nhà khoa học đã sử dụng nền tảng công nghệ tiền thuốc GlyphTM. Công nghệ này được thiết kế đặc biệt để cho phép vận chuyển trực tiếp thuốc phân tử nhỏ đi vào hệ bạch huyết mạc treo ruột sau khi uống. Việc sử dụng công nghệ nhắm mục tiêu bạch huyết là chìa khóa để can thiệp vào chu trình mà trong đó rối loạn chức năng bạch huyết mạc treo ruột dẫn đến tích tụ mỡ bụng, vì nó vận chuyển trực tiếp chất ức chế COX-2 đến nơi cần thiết trong hệ bạch huyết mạc treo.Kết quả nghiên cứu cho thấy, chất ức chế COX-2 có thể đáp ứng lại cấu trúc bạch huyết rối loạn ở những con chuột béo phì khi được phân phối trực tiếp đến hệ bạch huyết mạc treo ruột bằng nền tảng công nghệ Glyph. Điều này dẫn đến giảm cân và kháng insulin.Các nhà khoa học cho hay, việc can thiệp vào chu trình này bằng cách ức chế nhắm mục tiêu vào các con đường liên quan đến rối loạn chức năng hệ bạch huyết mạc treo ruột, có thể cung cấp một lựa chọn điều trị mới cho cả bệnh béo phì và bệnh chuyển hóa liên quan.


Bạn đang xem: Phương pháp mới điều trị béo phì và kháng insulin,Triệu chứng COVID kéo dài thường gặp, khắc phục thế nào?



Xem thêm: Thay ga tủ lạnh dùng bao lâu thì hết ga, thay gas tủ lạnh hết bao nhiêu tiền



Sức Khỏe - Theo một nghiên cứu của các tác giả Hoa Kỳ trên 47.910 người mắc COVID-19 ở các độ tuổi tại nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới cho thấy, có đến 80% người mắc COVID-19 sẽ còn tồn tại dai dẳng ít nhất 1 hoặc vài triệu chứng trong số 55 triệu chứng “hậu COVID”.


Những triệu chứng thường gặp bao gồm mệt mỏi (58%), nhức đầu (44%), rối loạn tập trung (27%), rụng tóc (25%), khó thở (24%), mất vị giác (23%), mất mùi (21%), ho (19%), nặng ngực (16%). Nguyên nhân của các triệu chứng này là do tác động trực tiếp của virus gây bệnh COVID-19 kết hợp với việc điều trị kéo dài gây nên.

Những nguyên tắc chung trong việc xử lý các triệu chứng COVID kéo dài








Thực hiện các bài tập nhẹ nhàng giúp khắc phục các triệu chứng COVID kéo dài1. Phải hiểu rằng các triệu chứng này sẽ dần dần giảm hoặc mất đi, nhưng cần thời gian. Do đó hãy bình tĩnh, không căng thẳng, lo lắng. Căng thẳng lo lắng đôi khi làm triệu chứng nặng thêm ví dụ như triệu chứng khó thở. Hãy cho cơ thể thời gian nghỉ ngơi phục hồi, không vội vàng. Xây dựng lịch làm việc, học tập điều độ nhưng nhẹ nhàng. Lịch học tập và làm việc không quá nặng nếu thấy trong người chưa khỏe. 2. Áp dụng các hướng dẫn phục hồi chức năng tại nhà ví dụ như tập thở, tập thể dục, thư giãn…3. Đi khám ngay khi có các triệu chứng nặng lên hoặc có các dấu hiệu nguy hiểm ví dụ như khó thở nặng, đau ngực nặng, buồn nôn, chóng mặt…4. Tìm kiếm các cơ sở y tế có chức năng điều trị, phục hồi chức năng để được hướng dẫn, theo dõi và điều trị phù hợp.

Một số lời khuyên áp dụng ban đầu tại nhà


Khó thởChọn lựa tư thế phù hợp giúp thoải mái lúc khó thở: Nằm nghiêng đầu cao 45 độ (cao cả người chứ không phải nâng riêng đầu), ngồi chống tay trên bàn, ngồi cúi người tới trước, đứng vịn tới phía trước hoặc đứng dựa tường.Thực hành các bài tập kiểm soát hơi thở lúc nghỉ ngơi, chia nhỏ các vận động để có thời gian nghỉ thở.Tập thể dục: Không thụ động, phải bắt đầu tập thể dục nhưng nhẹ nhàng và vừa sức của mình. Tập thể dục có nhiều cái lợi bao gồm giảm khó thở, tăng sức cơ, giảm stress, cải thiện cảm xúc…





Một số tư thế giúp giảm khó thởNhức đầuKhông dùng rượu bia và uống quá nhiều các chất kích thích khác như trà đậm, cà phê, nước tăng lực, nước coca cola. Xây dựng lịch sinh hoạt điều độ, ăn ngủ đúng giờ. Cố gắng ngủ đủ giấc. Dùng các biện pháp thư giãn như thiền, yoga, nghe nhạc, xem phim…Ho khan, ho đàmHo khan thường xảy ra sau COVID-19. Bản thân việc ho nhiều cũng làm cơ thể rơi vào vòng luẩn quẩn bởi đường hô hấp bị kích thích và dẫn đến mắc ho nhiều hơn. Người bệnh thở bằng miệng cũng làm cho không khí khô đi qua họng kích thích và tăng cảm giác mắc ho nhiều hơn. Khi có cảm giác mắc ho, nên ngậm miệng và nuốt xuống để kiềm lại, hít thở nhẹ nhàng bằng mũi cho đến khi giảm cảm giác ho, hớp nước từng ngụm nhỏ nhiều lần, ngậm kẹo ngậm… Người bệnh bị ho do COVID-19 thường có xu hướng thở miệng. Do đó cố gắng tập thở bình thường bằng mũi và hạn chế thở bằng miệng. Khi ho có đàm, thực hiện phương pháp giúp long đàm sau đây. Bước 1 thở sâu: Hít sâu, nín thở trong vài giây, sau đó thở ra bằng miệng. Thực hiện 3-4 lần bước này. Bước 2: Thở bình thường bằng mũi trong 20-30 giây. Bước 3: Thổi: hít hơi sâu sau đó hả miệng to thổi ra nhanh bằng miệng tưởng tưởng giống như hà hơi làm mờ hơi nước trên kính đeo mắt để chùi cho sạch. Thực hiện bước 3 vài lần. Thực hiện vài chu kỳ (bước 1, bước 2, bước 3) như vậy cho đến khi cảm giác giảm đàm.

Mời độc giả

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.